GCNQSDD

Lưu ý: Những thông tin không thể bỏ qua trong sổ đỏ khi mua đất

          Sổ đỏ là cách người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người dân. Những thông tin quan trọng về nhà đất đều có trong sổ đỏ nên khi có ý định mua bán, người dân cần xem xét kỹ càng tránh “ôm hận”.

Diện tích đất

          Diện tích thửa đất ghi trong sổ đỏ là căn cứ quan trọng nhất liên quan đến việc tính toán giá tiền chuyển nhượng đất. Hiện nay, có những mảnh đất diện tích sử dụng lớn hơn diện tích trong sổ đỏ. Ngược lại, có những mảnh đất diện tích sử dụng thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trong sổ đỏ. Do đó, trước khi giao dịch, người mua nên tiến hành đo đạc lại diện tích để xác định giá mua bán phù hợp.

Mục đích sử dụng đất

          Pháp luật quy định người dân phải sử dụng đất theo đúng mục đích. Nếu muốn thay đổi mục đích sử dụng đất thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Với những mảnh đất có mục đích sử dụng khác nhau thì giá trị chuyển nhượng, nghĩa vụ tài chính như thuế, tiền sử dụng đất trong quá trình sử dụng là khác nhau. Vì vậy, khi mua đất, bạn cần xem kỹ mục đích sử dụng đất.

          Hiện nay, mục đích sử dụng đất chia thành 2 nhóm là nhóm đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm, đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng sản xuất…) và nhóm đất phi nông nghiệp (đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn, đất thương mại, dịch vụ…). Một thửa đất có thể có một mục đích hoặc nhiều mục đích sử dụng. Các thông tin này đều được ghi rõ ở trang thứ 2 của sổ đỏ. Việc xem kỹ thông tin mục đích sử dụng đất sẽ giúp bạn tránh mua nhầm loại đất.

Thời hạn sử dụng

          Thời hạn sử dụng đất là khoảng thời gian mà người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình. Thời hạn sử dụng đất được chia thành 2 loại là: Đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn (30 năm, 50 năm, 70 năm…).

          Trong đó, đất sử dụng ổn định lâu dài là đất mà người chủ được sử dụng liên tục, không xác định thời hạn cụ thể của việc chấm dứt quyền sử dụng đất. Đất có thời hạn sử dụng là những mảnh đất mà người chủ chỉ được sử dụng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn này, đất có thể bị Nhà nước thu hồi hoặc được gia hạn để tiếp tục sử dụng.

          Hiện nay, một trong những điều kiện để người sử dụng đất có thể thực hiện việc chuyển nhượng là đất phải còn thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng đất khác nhau sẽ dẫn tới quyền, nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ như đất có thời hạn sử dụng, nếu hết thời hạn và có nhu cầu tiếp tục sử dụng nhưng Nhà nước không chấp nhận gia hạn thì sẽ bị thu hồi. Do vậy, khi mua đất, cần xem xét kỹ thông tin này.

Hình thức sử dụng của mảnh đất

          Hình thức sử dụng đất được chia thành 2 loại là “sử dụng chung” và “sử dụng riêng”. Hình thức sử dụng đất chỉ ra ai là người có quyền sử dụng đất và quyền quyết định khi thực hiện chuyển nhượng.

          Với mảnh đất “sử dụng riêng” thì người sử dụng đất có toàn quyền quyết định việc sử dụng, chuyển nhượng. Với mảnh đất “sử dụng chung” thì khi có ý định chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận, đồng tình của tất cả những người đồng sở hữu.

          Hình thức sử dụng đất là thông tin rất quan trọng cần chú ý khi nhận chuyển nhượng, nhằm tránh những rắc rối pháp lý không đáng có.

ho-so-nhan-ho-tro-tien-thue-nha

Người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà như thế nào?

    Theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, có hai đối tượng được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà gồm: NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp và NLĐ trở lại làm việc với mức 500.000 đồng/người/tháng và 1.000.000 đồng/người/tháng. Cụ thể:

          HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP

Đối tượng: NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm (Trong đó có Hà Nội và TPHCM).

Điều kiện hỗ trợ:

– Đang ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2022 đến ngày 30/06/2022.

– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trước ngày 01/04/2022.

– Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

     Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/người/tháng.

Thời gian hỗ trợ: Tối đa 3 tháng.

Phương thức chi trả: Hằng tháng.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 08.

Trường hợp trong danh sách có người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì hồ sơ đề nghị cần có thêm bản sao danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

          HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG QUAY TRỞ LẠI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Đối tượng: NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm.

Điều kiện hỗ trợ:

– Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 01/04/2022 đến ngày 30/06/2022.

– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01/04/2022 đến ngày 30/06/2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó.

– Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

     Trường hợp NLĐ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, người lao động mới tuyển dụng và có giao kết hợp đồng lao động nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/tháng

Thời gian hỗ trợ: Tối đa 3 tháng.

Phương thức chi trả: Hằng tháng.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

     Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 08.

     Trường hợp trong danh sách có người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động mới tuyển dụng và có giao kết hợp đồng lao động nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ cần có thêm bản sao danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

          TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

  1. NLĐ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 03 (Theo đối đượng được hỗ trợ) để gửi người sử dụng lao động tổng hợp.
  2. Doanh nghiệp tổng hợp danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà theo mẫu số 02 và niêm yết công khai tại nơi làm việc (ít nhất 3 ngày làm việc). Nếu có khiếu nại, thêm 2 ngày xác minh.
  3. Doanh nghiệp gửi danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà theo mẫu số 02 đến cơ quan bảo hiểm xã hội để xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thời gian 2 ngày làm việc, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
  4. Doanh nghiệp gửi hồ sơ theo quy định đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp người sử dụng lao động là hộ kinh doanh thì gửi kèm theo đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà của người lao động theo Mẫu số 01.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 15 tháng 8 năm 2022.

  1. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định trình UBND cấp tỉnh.
  2. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.

Trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  1. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ của UBND cấp tỉnh, người sử dụng lao động thực hiện chi trả cho người lao động.

 

 

 

Fanpage

Định Cư Mỹ Diện Trí Thức

EB2 Advanced Degree, EB3 Professional là hai chương trình định cư Mỹ diện lao động trí thức, công ty tại Mỹ bảo lãnh Thẻ Xanh để cá nhân đến Mỹ làm việc và định cư hợp pháp 100% theo luật Di Trú Mỹ.

  • Visa diện EB2 Advanced Degree (Diện Bằng Cấp Cao) là chương trình định cư, cho phép người có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ hoặc Cử nhân (Cử nhân có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc đúng chuyên ngành) làm việc và sinh sống lâu dài tại Mỹ.
  • Visa diện EB3 Professional (Chuyên gia) là visa định cư và làm việc tại Mỹ dành cho người có học vị từ Cử nhân trở lên (không yêu cầu kinh nghiệm làm việc).

Khi làm hồ sơ theo hai diện này, đương đơn có cơ hội đến Mỹ làm việc và định cư vĩnh viễn. Đây không phải chương trình xuất khẩu lao động.

ĐỐI TƯỢNG PHÙ HỢP

  • Cá nhân có bằng Cử nhân trở lên (bằng Đại học / Thạc sĩ / Tiến sĩ)
  • Du học sinh Mỹ (visa F-1)
  • Người sở hữu visa không định cư (H-1B, L1,…)

ƯU ĐIỂM KHI ĐỊNH CƯ MỸ DIỆN TRÍ THỨC

  • Đương đơn đến Mỹ lấy Thẻ Xanh vĩnh viễn và được làm việc đúng chuyên môn.
  • Không phải làm các công việc nặng nhọc.
  • Được hưởng chế độ An sinh Xã hội như công dân Mỹ.
  • Bảo lãnh vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi (độc thân) cùng nhận Thẻ Xanh với chi phí không đổi.
  • Con cái học tập miễn phí đến hết bậc THPT.
  • Có thể đăng ký nhập quốc tịch Mỹ sau 5 năm cư trú.

ĐIỀU KIỆN ĐỊNH CƯ MỸ DIỆN TRÍ THỨC

  • Các cá nhân sở hữu bằng cấp: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân.
  • Bằng cấp tại Việt Nam vẫn có thể phù hợp với chương trình.
  • Giao tiếp tiếng Anh tốt.
  • Đối với diện EB2 Advanced Degree: Thạc sĩ, Tiến sĩ không yêu cầu kinh nghiệm, riêng Cử nhân cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành.
  • Đối với diện EB3 Professional: Đương đơn không cần phải có kinh nghiệm làm việc.
  • Có nhà tuyển dụng tại Mỹ bảo lãnh công việc đúng với chuyên ngành (US Direct IMM sẽ hỗ trợ bạn tìm nhà tuyển dụng).

TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ

Để có thể đánh giá sơ lược về hồ sơ, Anh/Chị vui lòng chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Bản tóm tắt quá trình làm việc (CV), giấy xác nhận công việc hiện tại.
  • Hộ chiếu.
  • Bằng cấp, bảng điểm.

THỦ TỤC ĐỊNH CƯ MỸ DIỆN TRÍ THỨC

NẾU ĐĂNG KÝ TẠI VIỆT NAM:

  • Bước 1: Người sử dụng lao động xác nhận nhu cầu tuyển dụng.
  • Bước 2: Bộ Lao động Mỹ tiếp nhận và xử lý hồ sơ Chứng nhận Lao động LC (có thể bị kiểm định).
  • Bước 3: Sở Di trú tiếp nhận và xử lý Đơn I-140 (Xử lý hồ sơ nhanh: 15 ngày).
  • Bước 4: Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) tiếp nhận và xử lý đơn.
  • Bước 5: Phỏng vấn và chờ kết quả.
  • Bước 6: Đến Mỹ và nhận Thẻ Xanh.

NẾU ĐIỀU CHỈNH TÌNH TRẠNG CƯ TRÚ TẠI MỸ:

  • Bước 1: Người sử dụng lao động xác nhận nhu cầu tuyển dụng.
  • Bước 2: Bộ Lao động Mỹ tiếp nhận và xử lý hồ sơ Chứng nhận Lao động LC (có thể bị kiểm định).
  • Bước 3: Sở Di trú tiếp nhận và xử lý Đơn I-140 (Xử lý hồ sơ nhanh: 15 ngày).
  • Bước 4: Nộp đơn điều chỉnh tình trạng cư trú (I-485).
  • Bước 5:  Phỏng vấn và chờ kết quả.
  • Bước 6: Nhận Thẻ Xanh.

* Lưu ý: Thời gian ước tính từ 2 – 2,5 năm và có thể thay đổi tùy tình trạng của đương đơn hoặc Chính phủ Mỹ.

GCN

Người nước ngoài có được cấp sổ hồng không?

Câu hỏi: Tôi là người Việt Nam, chồng tôi là người nước ngoài. Khi tôi mua đất, chồng tôi có được đứng tên trên Giấy chứng nhận không?

Trả lời:

          Người sử dụng đất có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Theo Điều 5 Luật đất đai 2013,  trường hợp là cá nhân thì người sử dụng đất gồm cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, người nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Căn cứ vào quy định trên, chồng bạn không được cùng mua đất và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận.

          Trường hợp chồng bạn muốn ghi tên trên Giấy chứng nhận đối với bất động sản thì có thể tham khảo quy định về người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 159; Khoản 3 Điều 160 Luật nhà ở 2014, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

          Bạn có thể tham khảo danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở và số lượng nhà ở (bao gồm cả căn hộ, nhà ở riêng lẻ) mà người nước ngoài được sở hữu tại mỗi dự án; số lượng căn hộ chung cư tại mỗi tòa nhà chung cư, số lượng nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án mà người nước ngoài được sở hữu trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng. (Khoản 23 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi điểm a, b Khoản 1 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở).

          Ngoài ra, người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. (Điểm c, Khoản 2, Điều 161 Luật Nhà ở).

          Tuy nhiên, Luật đất đai không cho phép người nước ngoài mua đất tại Việt Nam như đã nêu trên nên hiện nay việc cấp Giấy chứng nhận nhà ở và đất ở cho người nước ngoài khi mua nhà ở riêng lẻ từ chủ đầu tư vẫn chưa được giải quyết. Do đó, trường hợp bạn muốn cùng chồng đứng tên trên Giấy chứng nhận thì có thể mua căn hộ chung cư.

 

 

thu-tuc-doi-cmnd-cccd-ma-vach-sang-cccd-gan-chip-8-760x367

Tôi làm CCCD vào năm tôi 24 tuổi, vậy 25 tuổi tôi có phải đổi lại không?

Trả lời:

Mặt trước của thẻ CCCD gắn chíp sẽ in trực tiếp thời hạn sử dụng theo nguyên tắc tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, theo đó:

– Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, bạn làm CCCD vào năm 24 tuổi ( trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định là 25 tuổi) nên thẻ CCCD của bạn có giá trị đến năm bạn 40 tuổi. Do đó, bạn không thuộc trường hợp bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chíp vào năm 25 tuổi mà thực hiện đổi vào năm 40 tuổi.

6b3b1fb025b1d7ef8ea0-5334-1617249044

Cháy bãi giữ xe vi phạm: Ai là người chịu trách nhiệm nếu có yêu cầu bồi thường?

Đêm 30-3, kho giữ xe vi phạm, tang vật của CSGT Công an TP Thủ Đức, TP.HCM đã xảy ra sự cố hỏa hoạn. Hiện lực lượng chức năng TP Thủ Đức vẫn đang xác định nguyên nhân và thiệt hại của vụ cháy.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là các phương tiện vi phạm, tang vật này ai sẽ chịu trách nhiệm nếu có yêu cầu bồi thường?

 

Khoản 5 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bổ sung năm 2020 và Điều 9 Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính thì khi tạm giữ phương tiện giao thông, người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản phương tiện vi phạm hành chính. Trong trường hợp phương tiện vi phạm hành chính bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ phương tiện.

Theo Điều 10 Nghị định 115/2013/NĐ-CP thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có phương tiện bị tạm giữ có quyền yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật. Để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ cháy này, chủ sở hữu xe cần có biên bản tạm giữ xe vi phạm, tình trạng xe, đời xe để xác định giá trị tài sản bị thiệt hại. Quy định này không áp dụng cho trường hợp xe đã bị tịch thu. Cụ thể:

Theo khoản 2, Điều 11 Nghị định 115/2013/NĐ-CP, cá nhân có xe bị tạm giữ có nghĩa vụ nhận lại xe theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ghi trong quyết định tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai, thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan. (Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP) .

Trong quá trình xử lý, số xe này bị cháy nổ, hư hỏng thì trách nhiệm vẫn thuộc về người đang trực tiếp quản lý, bảo quản những tài sản nói trên nhưng thiệt hại được bồi thường sẽ đưa vào ngân sách. Nếu xác định được người nào có hành vi cố ý gây cháy nổ làm mất mát, hư hỏng thì cá nhân/cơ quan đang trực tiếp quản lý có quyền yêu cầu người đó phải bồi thường.

thu-tuc-doi-cmnd-cccd-ma-vach-sang-cccd-gan-chip-8-760x367

Đổi từ CMND/CCCD cũ sang CCCD có gắn chip có thay đổi số hay không?

Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Điều này khiến nhiều người băn khoăn liệu việc đổi từ CMND/CCCD cũ sang CCCD có gắn chip có thay đổi số hay không?

Đổi/cấp lại từ CMND 9 số sang thẻ CCCD gắn chíp sẽ thay đổi số

Mẫu CMND 9 số được cấp theo Quyết định 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001, theo đó thì số CMND bao gồm 9 số.

Mẫu CCCD gắn chíp được cấp theo Thông tư 06/2021/TT-BCA và số thẻ CCCD gắn chíp gồm 12 số được cấp theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân 2014.

Vì vậy, khi người dân đổi từ CMND loại 9 số sang thẻ CCCD gắn chíp thì sẽ thay đổi số. Tuy nhiên, người dân sẽ được cấp giấy xác nhận số CMND nên các giao dịch trước đó hoặc giao dịch mới có liên quan đến số CMND cũ vẫn được thực hiện bình thường, không bị ảnh hưởng.

Đổi/cấp lại từ CMND 12 số/CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chíp không làm thay đổi số

Số CMDN loại 12 số, CCCD mã vạch và thẻ CCCD gắn chíp đều có 12 số và là mã số định danh cá nhân nên khi chuyển từ CMND 12 số/CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chíp chỉ làm thay đổi mẫu thẻ, giữ nguyên số.

bien-phap-khan-cap-tam-thoi_3105155650

Khi nào áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc với nộp đơn khởi kiện?

Ngày 24/9/2020, Hội đồng thẩm pháp TAND tối cao ban hành Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo đó, khi có một trong các căn cứ sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện theo quy định, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

– Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ;

– Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;

– Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (hậu quả về vật chất hoặc về tinh thần).

Trong đó:

– Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

– Trường hợp đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tòa án đã nhận đơn khởi kiện chuyển ngay hồ sơ khởi kiện và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/12/2020 và thay thế Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005.

dan-bi-thu-hoi-dat-o-tp-hcm-duoc-ho-tro-tien-tam-cu-bao-nhieu-600x400

Trường hợp nào bị thu hồi đất nhưng không được đền bù?

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Những trường hợp sau đây nhà nước thu hồi đất nhưng không bồi thường về đất, căn cứ quy định tại Luật Đất đai 2013:

  1. Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức.
  2. Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất.
  3. Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.
  4. Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  5. Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
  6. Đất được Nhà nước giao để quản lý.
  7. Sử dụng đất không đúng với mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
  8. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất.
  9. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
  10. Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.
  11. Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm.
  12. Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm.
  13. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt hành chính mà không chấp hành.
  14. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục.
  15. Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục.
  16. Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.
  17. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng.
  18. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
  19. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất thì khi thu hồi cũng không được bồi thường.
  20. Người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.
  21. Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.
  22. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
  23. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
  24. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.

Trừ trường hợp đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1.7.2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật đất đai 2013.

tù-treo-là-gì-nhỉ

Khi nào được hưởng án treo?

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
  2. Có nhân thân tốt.
    Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
    Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
  3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
    Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
  4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
    Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
    Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Căn cứ pháp lý: Nghị quyết số: 02/2018/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo